
Trà xanh là một đồ uống lành mạnh và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn uống quá nhiều thì trà xanh có thể gây một số tác dụng phụ như mất ngủ, rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng dạ dày, giảm hấp thu sắt...
Trà xanh là thức uống có lợi cho sức khỏe
Trà xanh không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng thời điểm và liều lượng. Được chế biến từ cây chè Camellia sinensis, trà xanh có nhiều tác dụng như:
Tăng cường sức khỏe xương

Trà xanh không chỉ thơm ngon mà còn mang lại lợi ích cho hệ xương, nó có thể hỗ trợ bệnh loãng xương. Theo Ayurveda, việc thường xuyên thưởng thức trà xanh có thể giảm nguy cơ loãng xương, hạn chế tình trạng gãy xương do loãng xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Trà xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Chúng giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây tổn thương tế bào, đồng thời còn giúp hạn chế sản sinh các loại oxy phản ứng, nhờ vậy mà cũng góp phần giảm tỷ lệ mắc tim mạch.
Hơn nữa, loại trà này còn có khả năng điều hòa cholesterol, từ đó cũng có thể tăng cường sức khỏe tim và giảm các vấn đề về tim mạch.
.
Kiểm soát cân nặng

Trà xanh chứa nhiều caffeine và các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nhờ đó, giúp cơ thể đốt cháy nhiều chất béo hơn, hỗ trợ bạn giảm cân và kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn. Để hỗ trợ quá trình giảm cân, bạn nên dùng một lượng trà xanh vừa đủ và kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học.
Ổn định huyết áp
Nhờ chứa flavonoid, trà xanh kích thích cơ thể sản sinh oxit nitric, một chất giúp giãn nở mạch máu, từ đó hỗ trợ điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, trà xanh cũng có hàm lượng caffeine đáng kể, nên những người huyết áp cao uống trà xanh quá nhiều có thể làm cho huyết áp bị mất ổn định, điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nên đối với những người này nên cẩn trọng khi uống trà xanh, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Mặc dù trà xanh mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng phụ của trà xanh là gì?
Nếu bạn uống trà xanh quá nhiều, sai cách, không phù hợp với đối tượng người dùng thì trà xanh có thể gây ra những tác hại như:
Nguy cơ thiếu máu

Trà xanh có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt từ thực phẩm, nếu bạn uống nó ngay sau bữa ăn, do các hợp chất tanin trong trà có khả năng kết hợp với sắt, khiến cơ thể khó hấp thu khoáng chất quan trọng này. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn có thể có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Caffeine trong trà xanh có thể gây khó ngủ hoặc mất ngủ, đặc biệt nếu uống vào buổi tối. Những người nhạy cảm với caffeine hay đang bị có giấc ngủ kém thì nên tránh tiêu thụ trà xanh vào cuối ngày, hay gần giờ đi ngủ để tránh bị ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Gây rối loạn nhịp tim và huyết áp
Uống quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến hiện tượng nhịp tim bất thường, tăng hoặc giảm đột ngột, có còn có thể gây huyết áp thấp. Tuy nó có những lợi ích nhất định cho bệnh tim mạch, nhưng uống quá nhiều hoặc dùng trà quá đậm đặc lại có hại, gây ra tăng huyết áp, mất ngủ hoặc rối loạn nhịp tim, đặc biệt ở những người có bệnh tim mạch.
Gây đau đầu kéo dài

Do chứa nhiều caffeine, trà xanh có thể gây đau đầu liên tục ở một số người, đặc biệt nếu bạn đang bị đau đầu thường xuyên. Vậy nên bạn cần tránh sử dụng trà xanh trong những trường hợp này, còn người bình thường nếu uống trà xanh cảm thấy nhức đầu hãy uống ít lại và uống trà loãng, còn nếu vẫn còn đau đầu thì bạn nên loại bỏ trà xanh khỏi thực đơn.
Ảnh hưởng đến gan
Dù hiếm gặp, việc tiêu thụ trà xanh quá mức có thể gây tổn thương cho các thành gan và từ đó gây ăn mòn không rõ lý do bên trong cơ quan này. Tiêu thụ trà quá nhiều trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
Gây khó chịu cho dạ dày

Trà xanh chứa hàm lượng tannin cao, có thể kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn, đặc biệt nếu uống lúc bụng đói vào buổi sáng. Khi bạn uống trà xanh khi đói, điều này có thể gây ra các vấn đề như đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn hoặc táo bón.... vì thế, bạn nên uống trà sau bữa ăn ít nhất 1 tiếng- 2 tiếng.
Những người đang bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược axit dạ dày thực quản thì nên hạn chế uống trà xanh để tránh làm vấn đề này nặng hơn.
Tăng nguy cơ rối loạn chảy máu
Đây là một trường hợp hiếm gặp, một số thành phần trong trà xanh có thể làm giảm fibrinogen – một chất đóng vai trờ quan trọng trong quá trình đông máu. Ngoài ra, trà xanh còn có khả năng làm loãng máu bằng cách ngăn chặn hạt động oxy hóa axit béo. Những người đag có vấn đề về máu loãng không tiêu thụ trà xanh.
Liều lượng uống trà xanh

Như đã nói ở trên, bạn không nên uống trà xanh khi bụng đói hoặc ngay sau khi thức dậy. Liều lượng uống trà xanh được xem là phù hợp đối với người trưởng thành là khoảng 2-3 tách trà xanh mỗi ngày, lý tưởng nhất là uống tối thiểu 1- 2 tiếng sau bữa ăn để cơ thể hấp thụ tốt nhất.