
Vỏ lạc hay vỏ đậu phộng là phần vỏ cứng bên ngoài, thường có màu nhạt, có thể mỏng hoặc dày tùy loại lạc. Thông thường, vỏ lạc thường được loại bỏ khi khi làm bơ lạc hay các sản phẩm từ lạc.
Vỏ lạc là gì?

Vỏ lạc hay vỏ đậu phộng là lớp vỏ ngoài cứng bao bọc hạt đậu phộng. Với màu nhạt tự nhiên và độ dày tùy thuộc vào giống lạc, lớp vỏ này thường được loại bỏ trong quá trình sản xuất các sản phẩm từ lạc như bơ lạc, đậu phộng rang, đậu phộng da cá.... Tuy nhiên, vỏ lạc được tận dụng trong ngành chăn nuôi bằng cách dùng nó làm thức ăn chăn nuôi, cũng như dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện sinh khối.
Giá trị dinh dưỡng trong vỏ lạc

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng của vỏ lạc ( vỏ đậu phộng) gồm:
- Chất xơ thô chiếm tới 60%
- Cellulose khoảng 25%
- Nước ở mức 8%
- Protein thô 6%
- Tro 2%
- Chất béo ít với 1%
Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo giống và điều kiện canh tác lạc ở mỗi vùng. Tuy nhiên, nhìn chung, ngoài hàm lượng chất xơ cao, thì vỏ lạc lại nghèo dinh dưỡng.
Ăn vỏ lạc có tốt không?

Vỏ lạc như đã nói nó chỉ có nhiều chất xơ dạng cellulose, đây là thành phần mà cơ thể con người không thể phân hủy hiệu quả, còn lại thì nó hầu như chẳng có chất dinh dưỡng gì. Việc ăn vỏ lạc tương tự như bạn đang ăn vỏ cây hoặc cành cây, không có giá trị dinh dưỡng, mà lại có thể gây hại cho răng, làm miệng bị tổn thương khi nhai, vì vỏ này khá cứng. Ngoài ra, ăn vỏ lạc còn có thể khiến dạ dày bị khó chịu, gây các vấn đề về tiêu hóa.
Hơn nữa, vỏ lạc có thể chứa các hóa chất độc hại từ thuốc trừ sâu. Vì vậy, tốt nhất là không nên ăn vỏ lạc để tránh các nguy cơ về sức khỏe.
Tác hại khi ăn vỏ lạc?
Vậy là chúng ta đã biết rằng, không nên ăn vỏ lạc, tuy nhiên, để làm rõ việc "ăn vỏ lạc có tác hại gì?" thì bạn hãy cùng 1Shop.vn khám phá ngay nhé!
Gây viêm đại tràng

Khi niêm mạc đại tràng bị viêm, bị tổn thương có thể gây đau đớn và khó chịu, dẫn tới bệnh viêm đại tràng. Một nghiên cứu vào năm 1985 cho thấy ăn vỏ lạc có thể dẫn đến viêm đại tràng không đặc hiệu ở một nam giới 40 tuổi. Vỏ lạc thô ráp có thể gây mài mòn niêm mạc đại tràng, làm tăng nguy cơ tổn thương đại tràng, và từ đó gây viêm đại tràng.
Pica – Rối loạn ăn uống
Ăn vỏ lạc có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống Pica. Khi dùng thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng, có thể góp phần hình thành chứng pica này. Nó thường gặp ở trẻ em, những người thiếu chất, bị khuyết tật phát triển, cũng có khi nó tác động tới người khỏe mạnh.
Gây tắc nghẽn đường ruột

Vỏ lạc chứa một lượng lớn chất xơ, nhưng nó lại khó phân hủy, khi tiêu thụ quá mức chất xơ này có thể gây tắc nghẽn ruột. Kết cấu vỏ lạc khá cứng và khó tiêu hóa, gần giống như mùn cưa hoặc cành cây, nên dạ dày khó khăn để phân hủy nó. Những chất không tiêu hóa sẽ dần dần tích tụ trong đường ruột, từ đó hình thành các khối, cản trở phân di chuyển ra ngoài, điều này có thể làm bạn bị đau dạ dày, và tắc ruột.
Nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu
Lạc ( đậu phộng), cũng giống như các loại nông sản như khoai lang, khoai tây, cà rốt,... chúng phát triển phần củ ở dưới mặt đất, nên nó có thể bị nhiễm nấm nếu không được xử lý bằng thuốc trừ sâu. Ngoài ra, để tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh, mà người dân phải sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ để phun lên cac cây lạc, nên nguy cơ vỏ lạc còn chứa thuốc trừ sâu. Nếu bạn sử dụng phần vỏ này sẽ gây hại cho sức khỏe.
Những câu hỏi về vỏ lạc
Vì sao vỏ lạc lại gây tắc ruột?

Như đã nói vỏ lạc cứng và có nhiều chất xơ dưới dạng cellulose, nên cơ thể của bạn khó khăn trong việc tiêu hóa và phân giải nó. Khi ăn nhiều thì nó sẽ tích lũy ở ruột, rồi gây tình trạng tắc nghẽn ruột, đau bụng và các vấn đề không mong muốn khác.
Có thể làm sạch vỏ lạc để ăn không?
Bạn không nên ăn vỏ lạc, vì nó không chỉ cứng, không có mùi vị hấp dẫn mà còn không chứa dưỡng chất. Mà nó lại còn có thể có nguy cơ chứa thuốc trừ sâu, nên việc ăn vỏ lạc là hoàn toàn không nên, dù rửa kỹ hay là vỏ lạc hữu cơ, thì bạn cũng vậy.
Ăn vỏ lạc có bị dị ứng không?

Những người bị dị ứng với đậu phộng, thì cũng có khả năng bị dị ứng với vỏ lạc. Triệu chứng dị ứng có thể là ngứa ngáy, nổi mẩn, khó chịu... tùy vào mức độ. Vậy nên khi bạn dị ứng với thực phẩm này, thì hãy tránh hoàn toàn lạc, bao gồm cả vỏ lạc, vỏ lụa của lạc và tất nhiên cả hạt lạc.
Lỡ ăn nhầm vỏ lạc có sao không?
Nếu vô tình ăn nhầm một ít vỏ lạc, thì bạn không cần quá lo lắng, hãy bổ sung thêm nhiều nước và xem xét phản ứng của cơ thể, nếu không có triệu chứng gì bất thường thì không sao. Ngược lại nếu bạn thấy đau dụng dữ dội, táo bón nhiều ngày, buồn nôn thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra ngay.
Pica có liên quan đến vỏ lạc không?

Pica là triệu chứng rối loạn ăn uống, khiến cho những ai gặp vấn đề này ăn các vật không phải là thực phẩm, bao gồm vỏ lạc. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần được điều trị kịp thời.