Bạn Cần Biết

Trước khi đi vào cách xử lý như nào khi bạn bị sốt thì chúng ta cần biết : Sốt là gì?
Sốt là phản ứng miễn dịch của cơ thể trước những vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hoặc chất độc và nhiệt độ của một cơ thể bình thường không đau ốm thường rơi vào khoảng 36.5 - 37°C nhưng khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể chúng ta sẽ chạm ngưỡng hoặc lớn hơn 38°C. Nhưng các bạn không cần lo lắng gì cả vì hầu hết sốt là phản ứng có lợi giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Và việc kiểm soát sốt ở đây là nhằm mục đích làm giảm cảm giác khó chịu cho cơ thể của các bạn. Và chúng ta cần hiểu rõ, sốt hoàn toàn khác với việc tăng thân nhiệt do tiếp xúc với nhiệt độ cao như sốc nhiệt, say nắng say nóng hay một số bệnh gây tăng chuyển hóa của cơ thể như cường giáp...
Vậy câu hỏi chúng ta đặt ra ở đây là khi nào thì cần đến bệnh viện?

Chúng ta cần đến bệnh viện ngay khi:
Bệnh nhân là trẻ dưới 6 tuần tuổi khi có bất kể triệu chứng tăng hoặc hạ nhiệt cơ thể trên hoặc dưới 36°C.
Đối với trẻ dưới 3 tháng có triệu chứng sốt từ 38°C trở lên.
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sốt trên 24h liên tục.
Người trưởng thành có tình trạng sốt trên 39,5°C hoặc cơn sốt kéo dài từ 2,5 đến 3 ngày trở lên. Không chỉ vậy chúng ta cần chú ý đến các tình trạng sốt kèm theo triệu chứng nguy hiểm: co giật, đau đầu dữ dội, gáy cứng, ban đỏ, đau ngực, nôn liên tục, hoặc bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại.
Nếu như không có các biểu hiện như trên, chúng ta có thể làm giảm cơn sốt tại nhà bằng các biện pháp như: Uống nhiều nước, chườm mát, dùng thuốc hạ sốt (paracetamol, ibuprofen).
Bạn Cần Làm Gì Khi Sốt

Uống nhiều nước:
Ưu tiên nước lọc, trà xanh (chỉ dụng cho người lớn). Tránh đồ uống có cồn, gas, caffeine, bù nước bằng oresol khi nôn hoặc tiêu chảy (pha đúng hướng dẫn).
Nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát:
Mặc các loại quần áo thoáng mát để cơ thể thoát nhiệt nhanh chóng và không bị hầm hơi tích tụ khú sunfua được đào thải qua da khi sốt.
Ăn uống nhẹ:
Cháo, súp thay đồ ăn cứng để hấp thụ nhanh giúp cơ thể trao đổi chất đầy đủ.
Chườm ấm:
Lau các vị trí như trán, nách, đùi bằng khăn ấm.
Dùng thuốc hạ sốt:
Paracetamol, ibuprofen (không dùng ibuprofen cho trẻ)
Những Việc Không Nên Làm Khi Sốt

Đừng dùng chất cồn hay rượu để lau người giảm sốt, phương pháp này làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống rất nhanh gây nguy hiểm. Chưa kể rượu sẽ ngấm qua da vào cơ thể, hoặc làm bỏng da tại vị trí bôi. Các thảo dược hạ sốt: cỏ nhọ nồi có công dụng tốt. Tuy vậy bạn nên chú ý khi chúng mọc trên những khu đông dân cư, có thể bị nhiễm các chất độc hại từ môi trường.
Nếu sử dụng, bạn phải biết rõ nguồn gốc, tốt nhất là loại trồng trong vườn nhà. Xông hơi giải cảm có tốt không: chú ý không áp dụng trong trường hợp đang có cơn sốt, việc tiếp xúc với hơi nóng sẽ làm gia tăng nhiệt độ cơ thể gây nguy hiểm.
Chỉ xông hơi khi cơ bản cơn sốt đã rút lui.
Vài chú ý khi dùng nhiệt kế: Nhiệt độ đo chính xác nhất là ở miệng (dưới lưỡi) và trực tràng: thời gian là 3 phút. Không đo ở miệng khi người bệnh không tỉnh táo hay nguy cơ co giật.
Có thể kẹp nách, thời gian giữ 5 phút. Nhiệt độ ở nách thường thấp hơn ở miệng khoảng 1°C. Bạn có thể lựa chọn nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế đo tai… Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn ẩ ể ế khi sử dụng sản phẩm để biết cách dùng và cách đo đúng. Hiện nay, nhiệt kế thủy ngân không còn được khuyến khích do nguy cơ rơi vỡ và nuốt phải thủy ngân.