
Trong bối cảnh thị trường luôn vận động và thay đổi không ngừng, chỉ những doanh nghiệp có tư duy chiến lược sắc bén và năng lực lãnh đạo linh hoạt mới có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh và dẫn đầu trong thị trường. Việc kết hợp giữa tư duy dài hạn và khả năng điều hành hiệu quả đội ngũ chính là một trong những chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt qua thử thách và vươn xa hơn trong tương lai.
1. Tư duy chiến lược – Tầm nhìn định hướng sự phát triển dài hạn
Tư duy chiến lược là khả năng nhìn nhận tổng thể bức tranh tổng thể về thị trường, xu hướng phát triển và nội lực của doanh nghiệp để có thể xây dựng lên một kế hoạch phát triển dài hạn. Đây là nền tảng để nhà lãnh đạo định hình con đường đi phát triển bền vững cho doanh nghiệp/ tổ chức.
Một trong những công cụ quan trọng trong tư duy chiến lược là phân tích SWOT – đánh giá Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats) của doanh nghiệp:
Điểm mạnh: Năng lực cốt lõi, đội ngũ giỏi, công nghệ hiện đại,...
Điểm yếu: Thiếu vốn, quy trình chưa tối ưu, thương hiệu yếu,...
Cơ hội: Thị trường mới, xu hướng số hóa, chính sách hỗ trợ,...
Thách thức: Cạnh tranh gay gắt, biến động kinh tế, nhân sự biến động,...
Từ việc phân tích SWOT, doanh nghiệp có thể thiết lập một chiến lược phù hợp cho riêng mình, như:
- Chiến lược thâm nhập thị trường
- Chiến lược phát triển sản phẩm mới
- Chiến lược liên kết, hợp tác, mở rộng hệ sinh thái
- Chiến lược tối ưu hóa nguồn lực nội bộ
Chiến lược thật sự hiệu quả không chỉ hướng tới lợi nhuận, mà còn giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với thị trường và tạo nhu cầu hay thay đổi hành vi người tiêu dùng.
2. Tư duy lãnh đạo – Khả năng dẫn dắt và tạo cảm hứng
Một chiến lược dù hoàn hảo hay toàn vẹn đến đâu cũng sẽ không thành hiện thực nếu thiếu một người lãnh đạo có tư duy linh hoạt, có khả năng kết nối, dẫn dắt và tạo động lực cho đội ngũ.
Tư duy lãnh đạo hiện đại không còn năm trong khuôn khổ chỉ đạo từ trên xuống mà nó còn là lãnh đạo phục vụ, khai phóng và đồng hành. Người lãnh đạo cần:
Tư duy linh hoạt (Agile Mindset): Biết lắng nghe, thích ứng, đổi mới.
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Truyền cảm hứng và kết nối đa thế hệ trong tổ chức.
Khả năng xây dựng đội ngũ: Tuyển đúng người, đặt đúng chỗ và phát triển đúng hướng.
Lãnh đạo bằng giá trị và mục tiêu chung: Gắn kết mọi cá nhân thành một tập thể mạnh.
Lãnh đạo tốt không tạo ra người theo sau – họ tạo ra thêm nhiều nhà lãnh đạo khác để hỗ trợ cho sự phát triển của tổ chức.
3. Kết hợp chiến lược và lãnh đạo – Đòn bẩy đưa doanh nghiệp bứt phá
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần có cả chiến lược đúng và người thực thi xuất sắc.
Chiến lược giúp doanh nghiệp biết “làm việc gì”.
Lãnh đạo hiệu quả giúp đội ngũ “làm việc đó như thế nào để thành công”.
Trong thời đại chuyển đổi số và cạnh tranh ngày càng gay gắt và nó còn rộng khắp toàn cầu, tư duy chiến lược và lãnh đạo không còn là lựa chọn – đó là điều bắt buộc và thiết yếu cần phải có cho sự phát triển của một doanh nghiệp.
Tư duy chiến lược và năng lực lãnh đạo không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và thách thức, mà còn là nền tảng vững chắc để giúp doanh nghiệp có thể phát triển một cách mạnh mẽ, bền vững trong tương lai.