Các loại rau trường thọ mà người Nhật đánh giá cao thì ở Việt Nam khá phổ biến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 3 loại rau trường thị đó nhé.
Những lợi ích khi ăn rau xanh thường xuyên
Ăn rau xanh thường xuyên có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn rau xanh thường xuyên:
- Cung cấp dinh dưỡng: Rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho sức khỏe như vitamin A, vitamin C, kali, sắt và canxi.
- Giảm nguy cơ bệnh: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn rau xanh thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, béo phì và một số vấn đề về tiêu hóa.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và kích thích hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giảm huyết áp và cholesterol trong máu.
- Giúp giảm cân: Rau xanh chứa ít calo và nhiều chất xơ, giúp giảm cân và duy trì cân nặng.
- Tăng cường tiêu hóa: Rau xanh chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
Tóm lại, ăn rau xanh thường xuyên là một phần quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
3 loại rau trường thọ của người Nhật mọc đầy ở Việt Nam
Hàng ngày chúng ta đều ăn rau trong bữa ăn của mình, tuy nhiên có rất nhiều loại rau còn có nhiều công dụng hơn bạn tưởng tượng, nhất là vấn đề về tuổi thọ, ăn sao cho sống lâu sống khỏe là điều ai cũng mong muốn.
Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 3 loại rau người Nhật đánh giá cao trong việc nâng cao tuổi thọ, mà ở Việt Nam các loại rau này được bán rất nhiều cũng như có giá thành rẻ.
Tại Việt Nam, có nhiều loại rau được cho là có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Sau đây là một số loại rau trường thọ ở Việt Nam mà người Nhật thường sử dụng:
Rau khoai lang
Là một loại rau rất phổ biến ở Việt Nam, cây khoai lang thì thường dùng củ và lá để chế biến thức ăn.
Thành phần dinh dưỡng của rau khoai lang
Trên ETToday Đài Loan có nghiên cứu nói rằng trong lá khoai lượng vitamin C gấp 3 lần hàm lượng trong củ khoai, vitamin B12 gấp 10 lần hàm lượng trong củ khoai, vitamin B6 gấp 3 lần hàm lượng trong củ khoai.
Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong 100g lá khoai:
- Protein: 2,6g
- Vitamin BB: 900mg
- Năng lượng: 22kcal
- Tinh bột: 2,8g
- Nước: 91,8g
- Vitamin C: 11mg
- Canxi: 48mg
- Sắt: 2,7mg
- Phốt pho: 54mg..
Công dụng của rau khoai lang mang lại cho sức khỏe con người
Một số công dụng nổi bật của lá khoai lang:
- Phòng ngừa đái tháo đường
- Giúp giải độc và thanh nhiệt
- Hỗ trợ giảm cân, chống béo phì
- Chống táo bón
- Giảm nguy cơ loãng xương
- Chống oxy hóa
- Ngăn ngừa bệnh tim
- Giúp đông máu và giảm đau bụng trong kỳ kinh...
Cách làm món rau khoai lang xào tỏi
Món rau lang xào tỏi này vừa ngon lại bổ dưỡng lại vừa dễ làm.
Nguyên liệu:
- Rau lang: 1 bó
- Tỏi: 6- 7 tép
- Dầu ăn: 2 thìa
- Nước mắm: 1 thìa
- Hạt nêm: 1 thìa
Cách làm:
- Rau lang mua về, mang nhặt phần lá và ngọn non, sau đó rửa sạch và để ráo
- Tỏi mang ra bóc vỏ đập dập 1/2, còn 1/2 thì băm nhuyễn
- Đun soi một nồi nước, cho 1 ít muối vào, cho rau khoai chần vào nước sôi, sau đó để rau vào nước đá lạnh, điều này giúp rau giòn và xanh không bị thâm đen
- Cho chảo lên bật bếp, cho dầu ăn vào phi thơm với tỏi, rồi cho rau lang vào xào, nêm nếm gia vị nước mắm và hạt nêm vào cho vừa ăn
- Xào nhanh vì rau đã được chần qua, và rau lang dễ bị mềm nếu xào quá lâu, sau đó tắt bếp cho 1 ít tỏi vào
- Cho rau lang ra đĩa và thưởng thức.
Rau dền
Rau dền là một loại rau thân thảo, ăn rất ngọt và khi nấu canh nó còn giúp giải nhiệt. Ở Việt Nam, có 3 loại rau dền hủ yếu: Rau dền gai, rau dền đỏ và rau dền xanh.
- Rau dền gai: Thường mọc hoang, hoa của rau dền gai theo từng cụm hình chùy ở đầu cành
- Rau dền đỏ: Là loại rau dễ phân biệt với màu sắc nổi bật, với toàn bộ lá và thân đều có màu đỏ tía. Khi nấu canh rau nước canh có màu đỏ tím rất đẹp,
- Rau dền xanh: Có thân màu xanh, mọng nước, lá đơn mọc so le và có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Rau dền xanh hay còn gọi là dền cơm có màu xanh trắng rất đẹp và có hoa tụ lại ở trên ngọn như những núm cơm nhỏ. Phần để ăn là ngọn non, lá non, thân non và cả cây non (bỏ rễ).
Thành phần dinh dưỡng của rau dền
Thành phần dinh dưỡng của rau dền khi đã nấu chín (khoảng 246 gam) cung cấp một số chất dinh dưỡng nổi bật như sau:
- Calo: 251
- Sắt: 29% RDI
- Chất béo: 5,2 gam
- Carbs: 46 gram
- Đồng: 18% RDI
- Chất đạm: 9,3 gam
- Mangan: 105% RDI
- Selen: 19% RDI
- Magiê: 40% RDI
- Phốt pho: 36% RDI...
Công dụng nổi bật của rau dền
Rau dền có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Rau dền chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Các công dụng của rau dền bao gồm:
- Hỗ trợ giảm cân
- Giúp làm giảm mức cholesterol
- Cung cấp nhiều chất chống oxy hóa
- Tốt cho bệnh tiểu đường
- Giúp giảm viêm
- Giảm nguy cơ loãng xương
- Cải thiện tình trạng thiếu máu
- Rau dền không chứa gluten tự nhiên
Cách nấu canh rau dền ngon nhất
Rau dền còn được sử dụng trong nhiều món ăn ngon như canh rau dền, rau dền xào, rau dền luộc, rau dền trộn gỏi, rau dền xào tỏi,...
Dưới đây là cách nấu canh rau dền đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
- 400g rau dền
- 200g thịt heo bằm
- 3 nhánh nành lá
- 1-2 thìa dầu ăn
- 1/4 thìa tiêu
- 1 thìa bột ngọt
- 2 thìa hạt nêm
- 1 thìa muối
Cách làm:
- Rau dền mua về mang nhặt lá non và phần ngọn, vì rau dền khá mềm có thể ngắt 2 đoạn, thay vì chỉ lấy mỗi phần đọt. Mang rửa sạch sau đó ngâm với nước muối loãng 5 phút sau đó vớt ra để ráo
- Hành lá làm sạch, cắt rễ, rửa sạch và cắt nhỏ
- Thịt heo bằm mang đi ướp gia vị 10- 15 phút với 1/4 thìa tiêu, 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, trộn đều
- Cho nồi lên bật bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào xào với đầu hành trắng cho thơm thì cho thịt heo bằm vào xào
- Tiếp tục cho nước lọc vào đun sôi, cho rau dền vào nấu khoảng 2 phút nêm thêm 1 thìa hạt nêm, sau đó nêm nếm lại cho vừa ăn, cho hành lá vào, rồi tắt bếp
- Cho canh ra tô và thưởng thức.
Lá hẹ
Cây hẹ thuộc họ Allium, cùng họ với tỏi và hành, tuy nhiên cây hẹ thường chỉ dùng lá để chế biến món ăn. Cây hẹ có màu xanh kiểu giống như cây hành lá nhưng lá hẹ nhỏ và dai hơn.
Thành phần dinh dưỡng của lá hẹ
Lá hẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng. Hẹ có nguồn protein, chất xơ dồi dào, như các chất: folate, kali, vitamin A, vitamin B, vitamin C, canxi, kẽm, magie,...
Trong 100g lá hẹ có chứa những hàm lượng chất dinh dưỡng như:
- Calo: 75
- Chất xơ: 3g
- Chất béo: 0g
- Canxi: 3% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
- Magiê: 5% DV
- Chất đạm: 2.5g
- Sắt: 7% DV
- Kali: 7% DV
- Folate: 9% DV.
- Tinh bột: 17g
- Phốt pho: 5% DV
- Zinc: 4% DV
Công dụng chính của lá hẹ
- Hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa
- Giúp giải độc cơ thể
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Hỗ trợ tim mạch
- Cung cấp vitamin K dồi dào cho cơ thể
- Tốt cho giấc ngủ, giúp cải thiện tâm trạng
- Cải thiện tình trạng chán ăn
- Tốt cho mắt
- Cải thiện trí nhớ
- Tác dụng kháng viêm
Cách nấu canh hẹ đậu hủ non
Canh hẹ đậu hũ non là món ăn quen thuộc và dễ làm, hãy cùng tham khảo cách làm món này nhé.
Nguyên liệu:
- 280g đậu hủ non ( 1 gói )
- 100g thịt heo xay
- 1 bó lá hẹ
- 2 củ hành tím
- 1 nhánh hành lá
- 1 ít ngò rí
- 2 thìa dầu ăn
- 1/4 thìa tiêu
- 2 thìa hạt nêm
- 2 thìa muối
- 1 thìa bột ngọt
Cách làm:
- Hẹ mang ra nhặt bỏ lá hư và thối, sau đó rửa sạch cắt khúc vừa ăn
- Đậu hũ non cắt khúc quân cờ
- Hành lá và ngò rí, nhặt sạch, mang đi rửa và cắt nhỏ
- Cho thịt heo vào tô cho 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối, 1/2 thìa bột ngọt, 1 ít tiêu xay vào trộn đều, sau đó ướp 5- 10 phút
- Cho nồi lên bật bếp, thêm 2 thìa dầu ăn phi thơm với hành tím băm, sau đó cho thịt bằm nào xào
- Tiếp tục cho nước lọc vào đun sôi, cho đậu hũ non vào, sau đó nêm 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối, đun sôi cho đậu hũ chín
- Cho lá hẹ vào, nêm nếm gia vị lần nữa thì tắt bếp, vì lá hẹ nhanh chín
- Múc canh ra tô, rắc một ít tiêu và hành lá lên và thưởng thức.
Lời kết
Trên đây là 3 loại rau trường thọ mà người Nhật rất thích, bạn hãy tham khảo và cho vào thực đơn gia đình mình nhé.