Vỏ hàu là bộ phận bên ngoài của con hàu, giúp bao bọc và bảo vệ con hàu ở bên trong, vỏ này còn được gọi là mẫu lệ, nó cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Vỏ hàu là gì?
Vỏ hàu là một lớp vỏ cứng bên ngoài của con hàu hay hà, còn được gọi là mẫu lệ, có tên khoa học Ostrea sp. Vỏ hàu thường to dày và cứng, bên ngoài có màu trắng xám đến vàng tía, bề mặt không đồng đều, sần sùi với các thớ xếp chồng lên nhau.
Phần bên trong của vỏ hàu lại có bề mặt nhẵn hơn, mang màu trắng ngà và ánh lên tương tự xà cừ. Tùy thuộc vào môi trường sống, mà vỏ hàu cũng đa dạng có hình dáng tròn, dài đến bầu dục.
Vỏ hàu được biết có hàm lượng cao canxi, vitamin cùng nhiều khoáng chất, do đó thường được ứng dụng trong y học cổ truyền. Chúng có lợi ích như bổ âm, an thần, hỗ trợ kinh lạc, hỗ trợ các vấn đề về dạ dày, kiểm soát huyết áp và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Sau khi loại bỏ phần thịt bên trong, vỏ hàu được làm sạch lớp vỏ, sau đó nung hoặc sấy khô rồi nghiền nhỏ. Do đó, chúng thường ở dạng bột, viên nén, viên nang.
Đặc điểm của vỏ hàu
Mẫu lệ chính là những loại vỏ hàu được sơ chế sạch và phơi khô. Vỏ hàu thường có hình dáng tròn, ngoài ra nó cũng có hình trứng, vỏ này dày và cứng. Đối với những con hàu sống lâu năm, lớp vỏ này sẽ ngày càng dày hơn, cứng như đá và có nhiều vẩy. Phần bên ngoài vỏ có màu sắc đa dạng như nâu, tía, xanh, xám tro, mặt bên trong lại có màu trắng hoặc vàng nhạt.
Hàu thường sinh sống ở môi trường nước mặn, nó không thể di chuyển, chỉ có thể bám chặt vào gềnh đá, rạn đá,... Chúng liên tục mở vỏ để hô hấp và kiếm thức ă như sinh vật phù du, các loài sinh vật nhỏ có trong bùn, cát. Mùa sinh sản của hàu thường diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10, nhưng mạnh chất vào tháng 8 và 9 hằng năm.
Khu vực hàu sinh sống
Hàu thường sinh sống tại biển, vịnh và đại dương, còn ở Việt Nam, các khư vực biển có nhiều hàu như Lạch Trường, sông Bạch Đằng, Tiên Yên, sông Chanh, Diêm Điền...
Bộ phận thường được sử dụng
Thịt hàu là một nguyên liệu có thể chế biến nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, như canh hàu, hàu nướng phô mai, hàu chiên, cháo hàu, hàu nướng mỡ hành... Còn vỏ hàu lại được làm sạch, sau đó mang đi phơi khô, nung và nghiền mịn thành bột để làm thuốc trong y học cổ truyền.
Thời gian thu hoạch
Thời điểm lý tưởng nhất trong năm để thu hoạch hàu là từ tháng 10 đến tháng 3, đây là thời gian những con hàu béo và có giá trị dinh dưỡng cao, nên nếu thu hoạch để lấy thịt hàu thì bạn nên khai thác vào lúc này, còn nếu chỉ mục đích lấy vỏ hàu làm thuốc thì các thời điểm trong năm đều thích hợp.
Quy trình sơ chế vỏ hàu
Vỏ hàu sau khi thu hoạch về bạn cần:
- Mang vỏ hàu đi chà và rửa thật sạch, sau đó mới đêm đi phơi cho khô
- Nung vỏ hàu bằng cách đặt vào nồi đất, trét kín và nung đến khi vỏ chuyển đỏ, mang ra nghiền thành bột và bảo quản
- Nếu vỏ hàu ít thì nung trực tiếp lên than hồng, chờ vỏ nó chuyển sang màu đỏ, rồi nghiền bột
- Nếu sử dụng sống, vỏ hàu có thể được giã vụn hoặc nung chín rồi tán thành bột mịn.
- Có thể tẩm bột mẫu lệ với giấm theo tỷ lệ 1kg bột pha với 100ml giấm.
Vỏ hàu có các thành phần hóa học nào?
Vỏ hàu chứa chủ yếu là 80 – 95% canxi cacbonat, canxi phophat và canxi sulfat. Bên cạnh đó, vỏ hàu còn chứa các khoáng chất bao gồm sắt oxyd, magie, chất hữu cơ, nhôm... Tuy nhiên, một số chất hữu cỡ sau quá trình nung lên thì nó sẽ biến mất.
Công dụng của vỏ hàu
Vỏ hàu ( mẫu lệ) theo Đông y nó có thể dùng để làm vị thuốc để trị đau dạ dày do thừa axit, bồi bổ cho cơ thể, hỗ trợ tình trạng băng huyết, mồ hôi trộm.
Dùng ngoài để cải thiện lở loét, mụn nhọt
Còn trong tài liệu cổ có ghi, mẫu lệ này có tính khá hàn, vị mặn, vào 3 kinh can, đởm và thận, giúp nuôi âm tiềm dương, cố sáp, hóa đờm, dùng cải thiện cốt nhiệt, di tinh bang đới.
Sử dụng 3- 6g/ ngày ở dạng viên, bột hay sắc nước.
Tuy nhiên, bạn không nên tự ý áp dụng, mà cần có bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Dùng nhiều vỏ hàu có tốt không?
Bạn không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều vỏ hàu, cũng như không nên dùng trong một khoảng thời gian dài, vì điều này có thể thể khiến bạn bị các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, táo bón. Đặc biệt, với những người có cơ địa dị ứng với động vật có vỏ, việc sử dụng vỏ hàu cần được cân nhắc kỹ.
Vỏ hàu cũng không phù cho tình trạng di tinh do lạnh.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi sử dụng vỏ hàu, các bài thuốc nào hoặc thực phẩm chức năng, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước.
Liều lượng dùng vỏ hàu sẽ được điều chỉnh dựa trên tình trạng sức khỏe, bệnh lý bạn đang điều trị và theo chỉ định mà bác sĩ dành riêng cho bạn.
Khi dùng vỏ hàu cùng các loại thảo dược khác, bạn nên sắc vỏ hàu đầu tiên, sau đó mới thêm các thành phần khác để đảm bảo hiệu quả.
Khi dùng vỏ hàu cần lưu ý
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi dùng vỏ hàu để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Chọn nguồn cung cấp uy tín
Dù là vỏ hàu hay còn hàu tươi thì bạn đều cần mua hàng chất lượng. Chọn mua vỏ hàu từ nguồn tin cậy, đảm bảo vệ sinh và an toàn. Tránh sử dụng vỏ hàu không có nguồn gốc xuất xứ.
Liều lượng và cách dùng
Dù bạn sử dụng vỏ hàu nhằm mục đích gì thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Không nên tự ý sử dụng cũng không được sử dụng quá liều để tránh tác dụng phụ như táo bón hoặc khó tiêu, hoặc các tác dụng phụ không mong muốn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Tránh dùng vỏ hàu trong thời gian dài hoặc quá liều để không gây ra tác dụng phụ. Nếu bạn có vấn đề sức khỏe hoặc dị ứng với động vật có vỏ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vỏ hàu hoặc bất kỳ thành phầm thảo dược nào.