Danh sách thông báo:
Bình chọn:
Những phương án trả lời:
Danh sách những công việc:
Danh sách dữ liệu:
Thuộc: Hệ Sinh Thái Công Nghệ Số A+
1. Tầm quan trọng của bảo mật thông tin cá nhân
- Bảo vệ quyền riêng tư: Các thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại,... là những thông tin nhạy cảm mà kẻ xấu có thể lợi dụng. Vì vậy, bảo vệ các thông tin này giúp tránh việc nguy cơ bị khai thác hoặc sử dụng sai mục đích.
- Hạn chế các hành vi lừa đảo: Lộ thông tin cá nhân có thể dẫn đến các hành vi gian lận như lừa đảo mở tài khoản ngân hàng, vay tiền, hoặc giả mạo danh tính.
- Tránh mất tiền và tài sản: Khi dữ liệu nhạy cảm như số thẻ tín dụng hoặc mã PIN bị lộ, nguy cơ mất tiền hoặc bị chiếm đoạt tài sản sẽ tăng cao.
2. Những mối đe dọa đối với thông tin cá nhân
- Phishing: Là một hình thức lừa đảo phổ biến nhất. Kẻ xấu giả mạo các email, tin nhắn từ các cơ quan, công ty tin cậy để đánh lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm.
- Malware: Các phần mềm độc hại được thiết kế để xâm nhập vào hệ thống máy tính, đánh cắp dữ liệu, mã hóa dữ liệu hoặc làm hỏng hệ thống. Thiết bị điện tử của bạn sẽ bị lây nhiễm các loại malware thường gặp: virus, worm, trojan thông qua việc tải các file không đán tin, mở các tệp đính kèm trong email hoặc tin nhắn lạ, bấm vào các quảng cáo độc hại.
- Rò rỉ dữ liệu: Thường xảy ra khi các tổ chức, công ty lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng bị tin tặc tấn công.
- Bị kẻ xấu theo dõi trực tuyến: Từ việc thu thập và phân tích dữ liệu về hành vi của người dùng trên internet. Kẻ xấu có thể tạo ra các quảng cáo phiền toái hay vi phạm quyền riêng tư đến cả ngoài đời.
- Mạng xã hội: Đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người dùng đăng tải quá nhiều thông tin cá nhân.
3. Các biện pháp bảo vệ
- Thiết lập một mật khẩu đủ mạnh: Tạo mật khẩu phức tạp gồm nhiều ký tự đặc biệt và có cả chữ thường và in hoa.
- Xác thực hai yếu tố (2FA): Ngoài mật khẩu ra bạn cần xác thực qua một phương thức khác như mã OTP gửi qua điện thoại, email hoặc ứng dụng xác thực để đảm bảo cho thông tin cá nhân.
- Cài đặt phần mềm chống virus: Sử dụng phần mềm diệt virus và cập nhật hệ thống thường xuyên để bảo vệ thiết bị.
- Kiểm tra thật kỹ nguồn gốc email và tin nhắn: Không cung cấp thông tin cá nhân qua email hoặc tin nhắn không rõ nguồn gốc, đây có thể là những tin nhắn lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin nhạy cảm.
- Nâng cao nhận thức: Tìm hiểu về đa dạng các chiêu trò lừa đảo thông qua email, điện thoại hoặc tin nhắn. Kiến thức về kỹ thuật xã hội giúp bạn phát hiện và phòng tránh các mánh khóe lừa đảo.
4. Một số lời khuyên
- Không cung cấp các thông tin cá nhân cho các email, tin nhắn khi chưa xác thực rõ người gửi và nguồn gốc.
- Hạn chế chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội.
- Đừng nên chỉ dùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau và đặt mật khẩu mạnh bao gồm: chữ thường, in hoa, số và các ký tự đặc biệt.
- Sử dụng các phần mềm diệt virus và thường xuyên cập nhật các ứng dụng.
- Không ấn vào các quảng cáo, clip độc hại trên mạng.
5. Câu hỏi cho bạn
Bạn có hay chia sẻ thông tin của mình lên các trang mạng xã hội không?
Bạn đã làm gì để bảo vệ thông tin của mình?