
Khi bị ho, tốt nhất bạn nên tránh ăn hạt điều, vì nếu bạn ăn loại hạt điều không bóc vỏ lụa, nó có thể làm kích ứng cổ họng, khiến bạn bị ngứa họng và ho nhiều hơn.
Ho có ăn được hạt điều không?

Hạt điều là món ăn vặt được rất nhiều người ưu chuộng, vì nó có vị thơm béo, bùi bùi ăn rất hấp dẫn, nhưng hạt điều có hai loại phổ biến, là hạt điều rang muối có vỏ lụa và không có vỏ lựa. Tuy nhiên, có một chi tiết nhỏ mà nhiều người thường bỏ qua đó là vỏ lụa của hạt điều rang muối. Đúng là để nguyên vỏ sẽ tăng độ giòn, nhưng điều này có thể làm cho vỏ lựa dính vào cổ họng, làm bạn ngứa cổ, khó chịu.
Lúc này cơ chế tự động của cơ thể sẽ ho để giảm cảm giác ngứa ngáy cho cổ họng. Nhưng khi bạn ho xong, thì cảm giác không thoải mái có thể tăng lên, làm bạn ho nhiều hơn.
Tuy hạt điều không trực tiếp làm bạn bị ho, khi ăn bạn cần loại bỏ sạch vỏ lụa, đặc biệt khi đang ho, bạn không nên ăn hạt điều để tránh ho nặng hơn.
Cách ăn hạt điều an toàn cho sức khỏe
Để tận hưởng hương vị tuyệt vời của hạt điều mà không gây ho, bạn có thể tham khảo những điều sau:
Chọn hạt điều chất lượng

Bạn cần mua hạt điều hữu cơ, chọn các nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, chọn những hạt có kích thước đồng đều, khô ráo, chắc mẩy. Tránh mua hạt điều trôi nổi không có xuất xứ, hay có dấu hiệu ẩm mốc, hư hỏng.
Làm sạch vỏ lụa
Vỏ lụa hạt điều khá dễ tách, những cũng khô giòn, nhưng nó có thể bị sót lại nếu bạn không thực hiện đúng. Bạn có thể chọn loại được bóc vỏ sẵn để tiết kiệm thời gian, hoặc nếu mua hạt điều còn vỏ lụa thì nên loại bỏ sạch hẳn rồi mới ăn.
Không ăn quá nhiều

Bạn có thể ăn từ 7- 10 hạt điều/ lần. Mỗi ngày ăn tối đa khoảng 15 hạt điều, mỗi tuần dùng 2-3 lần, không nên tiêu thụ quá nhiều, cũng không nên ăn quá nhiều trong một lần, vì nó có thể gây ra các tác dụng không mon muốn.
Ăn chậm, nhai kỹ
Việc nhai chậm, kỹ, giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, giúp cơ quan này hoạt động dễ dàng hơn, đồng thời, điều này còn hạn chế việc bạn ăn quá nhiều. Khi ăn bạn có thể uống cùng nước để làm dịu cổ họng. Không ăn hạt điều khi đang ho, ho khan.
Không ăn khi đói

Khi bạn đói bụng hay lúc bạn đã dùng bữa quá no, thì đều không nên ăn hạt điều. Việc dùng khi đói sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, khiến bạn khó chịu, còn khi no lại gây khó tiêu, nóng trong. Những cách ăn này điều có thể gây đau dạ dày ở những người có vấn đề sẵn, hay dạ dày yếu.
Kết hợp cùng các thực phẩm khác
Mặc dù hạt điều có giá trị dinh dưỡng cao cũng như có lợi cho sức khỏe, nhưng bạn hãy ăn vừa phải, đúng cách và nên kết hợp cùng thực đơn ăn uống khoa học, tập thể thao đều đặn, nhằm nâng cao sức khỏe và tối ưu tác dụng từ loại hạt này.
Chế biến hạt điều đơn giản

Hạt điều có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau như hạt điều rang muối, hạt điều vị tỏi ớt, hạt điều vị muối ớt, hạt điều rang bơ..., nhưng bạn nên sử dụng loại hạt điều rang mộc ( không chứa các gia vị như đường, muối, dầu ăn...), hoặc thêm vào salad, hay đồ uống từ trái cây tươi.
Bảo quản đúng cách
Hạt điều khi mua về bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Khi dùng xong thì nên đậy kín để tránh không khí tràn vào làm hạt bị ỉu và dễ hỏng. Bạn cũng không nên cho vào tủ lạnh nhé.
Ăn nhiều hạt điều có tốt không?
Khi bạn ăn quá nhiều hạt điều, nó có thể gây ra những tác hại như:
Tăng huyết áp, mỡ máu

Hạt điều có nhiều kai, nếu lạm dụng nó có thể làm tăng huyết áp. Không những thế, hạt điều rang muối còn chứa nhiều natri, nó sẽ gây hại cho thận hay ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch.
Tuy có nhiều chất béo chưa bão hòa, bao gồm omega 6, nó có thể làm cho mỡ máu tăng hay nảy sinh các vấn đề về tim mạch. Hơn nữa, lượng omega-6 dư thừa, khiến cho cơ thể bị mất cân bằng, từ đấy có thể tăng nguy cơ phản ứng viêm.
Gây tăng cân
Dù được xem là thực phẩm có tác dụng tích cực cho sức khỏe, cũng như có thể hỗ trợ giảm cân. Hạt điều có thể giúp bạn giảm cân với điều kiện bạn ăn vừa đủ, kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập đều đặn. Nhưng nếu dùng sai cách như ăn hạt điều chứa nhiều đường, muối, bơ, dầu mỡ hoặc vượt quá liều lượng, bạn có thể bị tăng cân.
Ngoài ra, ăn nhiều hạt điều còn có gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy.
Dị ứng

Hạt điều có thể gây dị ứng cho một số người. Gây ra những triệu chứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ, đến nặng như khó thở. Nếu có tiền sử dị ứng hạt điều thì tốt nhất nên tránh hạt này và các thực phẩm có chứa hạt điều.
Nguy cơ chứa độc tố
Hạt điều có thể còn dư lượng thuốc trừ sâu, hay thuốc diệt cỏ nếu bạn mua loại không đảm bảo chất lượng. Khi tiêu thụ chúng, có thể nhiễm độc tố, gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Người nào không nên ăn hạt điều?
Hạt điều tuy tốt nhưng không dành cho tất cả mọi người. Một số người không nên ăn hạt điều như:
Bà bầu

Hạt điều rất có lợi, nhưng nó không phù hợp cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ, nó có thể gây ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi. Vì thế trong giai đoạn mang thai, nếu bạn muốn dùng hạt điều thì cần hỏi bác sĩ trước.
Người có vấn đề về tim mạch
Hạt điều cũng có thể gây nguy hiểm cho người bị bệnh tim. Hạt điều rang muối là loại hạt điều phổ biến nhất trên thị trường, nhưng chúng có chứa nhiều natri. Trong 28g hạt điều rang muối có thể cung cấp tới 181mg natri. Nạp quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và gây áp lực cho tim. Bạn nên hạn chế ăn hạt điều rang muối nếu bạn có vấn đề về tim mạch.
Trẻ em dưới 6 tuổi

Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, nên không thể tiêu hóa hết các dưỡng chất trong loại hạt này. Hạt điều nguyên hạt có thể gây hóc, nghẹn cho trẻ do đó bạn nên xay nhuyễn nấu cháo để trẻ dễ dàng sử dụng.
Người bị suy thận, hệ tiêu hóa kém
Hạt điều rang muối có chứa nhiều natri, có thể làm tăng huyết áp và gây áp lực cho thận, khiến thận hoạt động quá mức. Hảt điều cũng không phù hợp cho người có vấn đề về tiêu hóa, bạn cũng nên giảm lượng phylate trước khi dùng để hạn chế đau bụng.
Và nhiều đối tượng khác
Ngoài những người trên, thì những ai bị thừa cân, béo phì, bị đau đầu, đau nửa đầu, dị ứng... điều tránh dùng hạt điều. Đặc biệt, những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh hay có các vấn đề sức khỏe cụ thể, hay hỏi bác sĩ trước khi muốn bổ sung hạt điều.