Danh sách thông báo:
Bình chọn:
Những phương án trả lời:
Danh sách những công việc:
Danh sách dữ liệu:
Thuộc: Hệ Sinh Thái Công Nghệ Số A+
1. IoT là gì?
Internet vạn vật (IoT) là một mạng lưới kết nối các thiết bị thông minh và công nghệ từ những vật dụng hằng ngày trong gia đình đến các máy móc công nghiệp, thông qua internet để thu thập và trao đổi dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp giữa các thiết bị với nhau dựa trên đám mây.
Mục tiêu của IoT là tạo ra một hệ sinh thái thông minh, nơi các thiết bị hoạt động cảm biến và liền mạch thông qua Internet mà không cần đến sự can thiệt của con người quá nhiều. Ví dụ, thiết bị gia đình thông minh (smart home) như đèn tự động bật tắt, máy điều hòa có thể điều chỉnh từ xa qua điện thoại, hay cảm biến nhiệt độ trong nhà máy,...
2. Cách thức hoạt động của IoT
- Thu thập dữ liệu: Các thiết bị cảm biến có khả năng điện toán thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh bao gồm các thông tin như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chuyển động... thông qua qua Internet từ ứng dụng IoT của nó. Ví dụ: Cảm biến nhiệt độ trong nhà sẽ ghi nhận mức nhiệt tại thời gian thực.
- Truyền tải dữ liệu: Các dữ liệu thu thập được từ các thiết bị sẽ truyền qua các giao thức như Wi-Fi, Bluetooth, hoặc mạng di động (4G, 5G),... đến một nền tảng trung tâm có thể là một máy chủ, một đám mây. Ở đây các công nghệ máy học hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng để phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định sáng suốt. Những quyết định này được truyền trở lại thiết bị cảm biến, sau đó thiết bị này sẽ phản hồi lại dữ liệu đầu vào một cách thông minh.
- Điều khiển của người dùng: Bạn có thể giám sát và điều khiển các thiết bị IoT trong nhà bằng ứng dụng hoặc giao diện trên smartphone hoặc máy tính một cách vô cùng tiện lợi. Và dựa trên các kết quả phân tích, hệ thống sẽ gửi các lệnh điều khiển trở lại các thiết bị cảm biến. Các thiết bị sẽ thực hiện các hành động theo lệnh, ví dụ như điều chỉnh nhiệt độ, bật/tắt đèn, gửi thông báo,...
3. IoT mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp
- Cải thiện quy trình sản xuất: Bằng cách áp dụng tự động hóa trong quy trình sản xuất, IoT giảm thiểu sự can thiệp của con người, từ đó nâng cao năng suất và giảm chi phí trong khâu sản xuất.
- Tăng cường tính bảo mật: Liên tục giám sát các cơ sở hạ tầng kỹ thuật số có thể tối ưu hóa hiệu suất, và giảm bớt rủi ro mất an toàn.
- Trải nghiệm khách hàng: Khi việc thu thập dữ liệu về hành vi và sở thích của khách hàng trở nên dễ dàng đối với IoT thì việc cung cấp các sản phẩm được cá nhân hóa và tăng sự hài lòng của khách hàng đã không còn là một chuyện quá lớn nữa.
- Phân tích dữ liệu và ra quyết định: Thu thập lượng dữ liệu lớn từ các thiết bị IoT. Các dữ liệu và xu hướng này có thể được sử dụng để dự đoán kết quả trong tương lai.
4. Ứng dụng của IoT trong đời sống hằng ngày
- Dự án nhà thông minh (Smart home): Giờ đây với hệ thống IoT bạn có thể điểu khiển hệ thống đèn, máy điều hòa,... theo ý thích chỉ với một chiệc điện thoại. Các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt cũng được kết nối để tối ưu hóa hoạt động và tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó là hệ thống camera giám sát an ninh báo động chống trộm tự động, nhận diện khuôn mặt sẽ gửi cảnh báo ngay khi phát hiện chuyển động bất thường.
- Đối với giao thông: Ngoài việc hỗ trợ lái xe, cảnh báo va chạm, kết nối với các dịch vụ giao thông công cộng IoT còn quản lý xe buýt, tàu điện ngầm, tối ưu hóa lộ trình, giảm ùn tắc. Hơn thế nữa điều chỉnh tín hiệu giao thông theo lưu lượng, giảm thời gian chờ đợi cũng là một việc quá dễ dàng khi ứng dụng IoT.
- Y tế và sức khỏe: Các thiết bị cảm biến có thể đo nhịp tim, huyết áp, lượng đường trong máu để bạn có thể biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như gửi dữ liệu về cho bác sĩ. Từ đó, bác sĩ còn có thể tư vấn y tế trực tuyến và theo dõi bệnh nhân tại nhà.
- Giải trí: Các loại micro thông minh tích hợp trên các ứng dụng sẽ hỗ trợ tìm kiếm thông tin, phát nhạc, quản lý công việc. Tivi thông minh kết nối Internet, cung cấp nội dung giải trí tùy chỉnh dựa trên sở thích.
5. Xu hướng phát triển IoT trong tương lai
- Kết hợp AI và IoT: Khi kết hợp IoT với trí tuệ nhân tạo (AI), các thiết bị trở nên thông minh hơn, có khả năng học hỏi và đưa ra quyết định tự động. AI sẽ giúp phân tích dữ liệu các dữ liệu mà thiết bị IoT thu thập được để dự đoán các sự cố, nhu cầu của người dùng, từ đó đưa ra các hành động phòng ngừa và chủ động. Ví dụ: Nhà thông minh không chỉ điều chỉnh ánh sáng mà còn tự động nhận diện thói quen của người dùng để tối ưu hóa hoạt động.
- Sử dụng 5G để tăng tốc độ: Trong tương lai mạng 5G với tốc độ cao và độ trễ thấp sẽ thúc đẩy IoT phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Cho phép kết nối nhiều thiết bị IoT hơn, tạo ra các mạng lưới IoT quy mô lớn. 5G cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn từ đó các ứng dụng trong xe tự hành, thành phố thông minh và các ngành công nghiệp đòi hỏi kết nối thời gian thực sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- An toàn và bảo mật: Cùng với sự gia tăng của các thiết bị IoT, vấn đề bảo mật ngày càng trở nên quan trọng. Các giải pháp bảo mật tiên tiến sẽ được áp dụng để bảo vệ dữ liệu và hệ thống IoT. Hiện nay, các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ IoT đã và đang tập trung nâng cao cơ chế bảo mật, mã hóa và quản lý danh tính để đảm bảo tính riêng tư cho người dùng.
Thông tin