Lứa tuổi mầm non là giai đoạn mà trẻ bắt đầu hình thành tư duy về thế giới xung quanh. Chính vì vậy mà giáo dục trẻ ở giai đoạn này nên được chú trọng. Việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non là cần thiết để hướng trẻ đến những giá trị tốt đẹp. Vậy phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non là gì và mang lại những lợi ích nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non là gì?
Phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non là quá trình hướng dẫn, dạy bảo trẻ để trẻ nhận ra cái đẹp. Thẩm mỹ hay cái đẹp mà chúng ta hướng đến là những điều tốt đẹp trong cuộc sống và cả tính cách. Nó giúp trẻ có nhận thức đúng sai về cái sự việc trong cuộc sống cũng như khao khát trở thành người có ích, tạo ra cái đẹp cho đời.
Ở phương diện xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non là quá trình giúp trẻ cảm nhận tính thẩm mỹ qua thị giác và cảm giác. Quá trình này được thực hiện qua những hoạt động nhỏ mà bé tiếp xúc hàng ngày. Chẳng hạn như giữ đồ chơi gọn gàng, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ,…
Lợi ích của phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Nâng cao khả năng sáng tạo: Việc phát triển thẩm mỹ từ sớm sẽ giúp trẻ có thể vận dụng tối đa năng lực sáng tạo. Nhất là trong các hoạt động nghệ thuật. Điều này cũng hữu ích cho trẻ trong quá trình học tập. Phát triển các kỹ năng liên quan: Thẩm mỹ có mối tương quan với thể chất, trí tuệ và đạo đức. Chính vì vậy nếu phát triển thẩm mỹ cho trẻ thì các khía cạnh khác cũng sẽ phát triển theo.
Hình thành, phát triển những phẩm chất đạo đức tích cực: Khi nhận ra cái đẹp của cuộc sống đến từ tình yêu, lòng vị tha,… Bé cũng sẽ dần hình thành nên các phẩm chất tốt đẹp đó. Trẻ sẽ biết phân biệt đúng sai, tốt xấu và tự tin, cư xử chuẩn mực.
Các nguyên tắc khi phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Đây là một quá trình lâu dài và không thể hoàn thành trong ngày một ngày hai. Do vậy các bậc cha mẹ cũng như giáo viên cần ghi nhớ những nguyên tắc sau đây. Không được nóng vội: Mọi thứ đối với bé ở giai đoạn này đều mới bắt đầu. Những điều tốt xấu với bé ở hiện tại chưa được rõ ràng nên ba mẹ phải thật kiên nhẫn.
Phát triển thẩm mỹ qua các hoạt động hàng ngày: Ba mẹ hãy lồng ghép các bài học qua các hoạt động nhỏ hằng ngày như sắp xếp quần áo, trang trí góc học tập, giữ vệ sinh cá nhân,… Không được cáu gắt: Nếu bé chưa hiểu hay không hành động theo mong muốn cũng phải tận tình giải thích cho bé. Nếu cáu gắt, nóng giận sẽ gây ra phản ứng ngược.
Không tiếc lời khen ngợi, công nhận bé: Khi bé hoàn thành xong các nhiệm vụ nhỏ được giao đừng quên khen ngợi để khuyến khích bé. Mỗi đứa trẻ cần có một phương pháp phát triển khác nhau sao cho phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của bé. Phụ huynh cần phải vận dụng khéo léo các phương thức khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất.
Các phương pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Dạy trẻ thông qua mối quan hệ với người thân
Đây là một trong những bước đầu tiên để phát triển thẩm mỹ của họ. Cái đẹp thể hiện ngay trong mối quan hệ giữa người với người. Cha mẹ nên giáo dục trẻ có thái độ đúng mực, tôn trọng lễ phép với người lớn, yêu thương người thân.
Ở lớp, giáo viên cũng cần phát triển thẩm mỹ qua mối quan hệ với bạn bè của bé. Thầy cô dạy bé biết giá trị của bản thân và trân trọng cái đẹp của bạn bè xung quanh.
Dạy trẻ cảm nhận cái đẹp từ những sự vật trong cuộc sống
Ở trường, giáo viên cũng cần chú ý đến việc sắp xếp, trang trí lớp, phòng chơi,.. sao cho sạch sẽ, đẹp mắt. Điều này giúp trẻ có thể vừa học, vừa khám phá vừa cảm nhận cái hay, cái đẹp từ đó. Môi trường trong và ngoài lớp cũng phải phù hợp với mục đích giáo dục và có tính thẩm mỹ cao. Thầy cô có thể chọn các loại hoa, cây cảnh có nhiều màu sắc đa dạng hay những con vật bé nhỏ, ngộ nghĩnh.
Dạy trẻ quan sát và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên
Thiên nhiên và cuộc sống xung quanh luôn ẩn chứa nhiều vẻ đẹp và nhiều điều thú vị. Càng nhìn nhiều màu sắc, nghe được nhiều âm thanh của thiên nhiên, thì tri giác của trẻ sẽ càng trở nên nhạy bén, tinh tế hơn nữa. Từ đó, nguồn cảm hứng cho việc sáng tạo ra cái đẹp bên trong sẽ ngày càng dồi dào.
Trẻ có thể cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên qua các buổi tham quan nhỏ. Trong quá trình trải nghiệm giáo viên có thể đặt các câu hỏi về sự vật, hiện tượng đã xảy ra nhằm khơi gợi hứng thú quan sát của trẻ.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể cho bé quan sát một hiện tượng nhiều lần để bé thấy được vẻ đẹp ẩn sâu bên trong nó. Có những vật nếu quan sát một lần thì chưa thể cảm thụ được hết, nhất trí nhớ của trẻ có hạn và mau quên.
Dạy trẻ làm quen, tiếp xúc với nghệ thuật
Đây là cách phát triển thẩm mỹ không thể thiếu và rất cần thiết.Việc làm quen với nghệ thuật là một phương tiện hữu hiệu để quá trình giáo dục thẩm mỹ của bé trở nên hoàn thiện hơn.
Ở trường, giáo viên có thể lựa chọn những tác phẩm phù hợp với nhận thức, tâm lý của trẻ. Sau đó hướng dẫn và giúp trẻ cảm nhận thẩm mỹ ở mỗi tác phẩm. Đồng thời trẻ nên được tham gia vào các hoạt động nghệ thuật như kể chuyện, đọc thơ, múa hát, vẽ tranh,…
Dạy trẻ cách nhìn nhận cuộc sống nhiều sắc màu tươi sáng
Ba mẹ nên sắp xếp, bày trí đồ vật xung quanh trẻ sao cho thật gọn gàng hợp lý, hài hòa để trẻ cảm nhận được tính thẩm mỹ. Khi sống trong không gian tươi đẹp, thế giới của bé cũng dễ chịu, vui sướng hơn, nâng cao thẩm mỹ.
Ba mẹ cũng cần hướng dẫn bé cách chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cách nhìn nhận thẩm mỹ của trẻ. Bởi nguồn gốc của cái đẹp bắt nguồn từ sự phong phú của đời sống tinh thần.
Trên đây là các phương pháp để ba mẹ có thể phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non. Đây là quá trình lâu dài, cần nhiều kiên nhẫn và cần được thực hiện toàn diện cả ở nhà lẫn ở trường.
Nguồn: https://dinokinder.edu.vn/