Những năm đầu là thời gian lý tưởng để phát triển và xây dựng một nền tảng vững chắc ở tất cả các lĩnh vực. Những bài học giúp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non sẽ giúp con thiết lập các hành vi và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống sau này.
Sự phát triển nhận thức được đặc trưng bởi cách một đứa trẻ học hỏi, tiếp thu kiến thức và tương tác với môi trường xung quanh. Các kỹ năng nhận thức khác nhau có được khi một đứa trẻ đáp ứng được các mốc phát triển nhất định. Là cha mẹ, bạn có thể khuyến khích sự phát triển nhận thức của con bạn trong các lĩnh vực về trí nhớ, sự tập trung, sự chú ý, tính toán logic, ngôn ngữ bằng cách kết hợp các hoạt động và bài học đơn giản vào thói quen hàng ngày.
Những bài học đơn giản giúp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Ca hát và âm nhạc
Hát những bài hát với con bạn và khuyến khích bé hát cùng bạn. Bất kỳ hoàn cảnh nào có thể và trong thời gian rảnh của bạn, hãy cùng ca hát với con.
Những chiếc đĩa CD với những bài hát phù hợp cũng sẽ giúp ích mẹ rất nhiều. Hoạt động này giúp thúc đẩy bộ nhớ và tăng khả năng ngôn ngữ và sự tự tin ở trẻ.
Luyện tập bảng chữ cái
Trẻ mầm non đã có khả năng nhận biết và ghi nhớ bảng chữ cái. Giúp con bạn xác định các chữ cái bằng cách hát theo bài hát bảng chữ cái, trò chơi đọc sách về bảng chữ cái và chơi với các câu đố bảng chữ cái.
Dưới đây là một ví dụ về một trò chơi với những con chữ để giúp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non, bé học được các chữ trong bảng chữ cái:
- Cắt ra các ô vuông riêng biệt có mỗi chữ cái của bảng chữ cái được viết bằng màu sáng.
- Trộn chúng lên và dán chúng lên các bề mặt khác nhau trong nhà.
- Đi qua bảng chữ cái với con của bạn và khuyến khích bé tìm kiếm xung quanh nhà để tìm chữ cái tiếp theo và dán nó vào tường theo thứ tự.
- Khi kết thúc, hãy để các chữ cái trong bảng chữ cái lên trên tường cho đến những lần chơi tiếp theo.
Thực hành đếm
Giúp con thực hành đếm với những con số là cách để phát triển nhận thức rất tốt
Bài học này giúp trẻ có sự yêu thích với những con số, tăng khả năng phán đoán, ghi nhớ và logic khách quan. Có rất nhiều những cơ hội trong cả ngày để giúp trẻ học đếm. Đếm số lượng giày trong tủ quần áo của con bạn khi bé mặc quần áo hoặc số bông hoa trong vườn, đếm số người trên bàn ăn của cả nhà, hoặc đơn giản dơ các ngón tay và đố bé đếm số ngón tay đang đưa ra. Bạn có thể sớm thấy rằng bé yêu sẽ có thói quen đếm tất cả mọi thứ!
Nhận biết hình dạng và màu sắc
Đây là một trong những bài học giúp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non hữu ích và quan trọng. Xác định được hình dạng và màu sắc hỗ trợ tốt cho việc tăng trí tưởng tượng ở trẻ nhỏ. Các thực hiện cũng rất đơn giản.
Nhắc lại hình dạng và màu sắc khi trong khi vui chơi với con. Bạn có thể nói, đó là một quả bóng tròn, màu xanh, khi đang chơi trong sân, hoặc nó là môt tấm biển hình tam giác màu đỏ. Cùng với việc nói cho con về màu sắc, hình dáng của một vật, mẹ có thể khuyến khích con nhắc lại và kể ra những đồ vật bé đã từng thấy có đặc điểm tương tự.
Khuyến khích con đặt câu hỏi
Đừng bao giờ lảng tránh hay cấm cản việc trẻ liên tục đặt câu hỏi về thế giới xung quanh. Điều đó thể hiện rằng con đang muốn học mọi thứ và sự phát triển nhận thức của bé đang rất tốt.
Một cách khác để giúp con học cách tự suy nghĩ việc bé tự đặt những câu hỏi: Tại sao chúng ta cần phải ăn sáng? Hoặc Tại sao khi đi xuống cầu thang lại cần cẩn thận, chú ý trước sau? Câu hỏi này giúp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non, bé sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức và câu trả lời mà con nhận được. Điều này cũng giúp bé học cách giải quyết vấn đề và hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh.
Để con được tự mình đưa ra những quyết định
Trong khuôn khổ cho phép và những việc đơn giản, hãy để bé được thể hiện cá tính và sở thích của bản thân thông qua những sự lựa chọn.
Hôm nay con sẽ mặc đồ gì đi học, là chiếc áo màu xanh hay màu đỏ? Con thích ăn gì cho bữa sáng ngày mai?….Điều này sẽ giúp bé cảm thấy độc lập hơn và được học cách đưa ra những quyết định với sự tự tin và hiểu được rằng những lựa chọn đó sẽ có ảnh hưởng đến bản thân mình.
Ghé thăm những địa điểm thú vị
Cách phát triển nhận thức cho trẻ mầm non hữu ích và có hiệu quả nhất chính là trực giác khách quan. Có thể tổ chức những chuyến đi đến các địa điểm như bảo tàng, thư viện, nông trại nuôi trồng, công viên,….để tăng sự trải nghiệm và kích thích trí tò mò cũng như khả năng sáng tạo của trẻ.
Sau những buổi đi chơi thú vị này, hãy đặt ra cho con những câu hỏi như một bài tập để con thể hiện cảm xúc cũng suy nghĩ của mình. Nó giống như một bài thu hoạch vậy. Những cuộc phiêu lưu này có thể cung cấp một kinh nghiệm học tập và kiến thức đời sống hữu ích cho con.
Nhắc nhở bé về những thói quen tốt
Trong giai đoạn những năm đầu đời là thời gian tốt nhất để rèn luyện nhân cách, thói quen của trẻ. Vì thế, mẹ cần nghiêm khắc và cùng con luyện những thói quen tốt. Đó là:
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày, sáng và tối
- Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
- Tôn trọng mọi người, lễ phép với người lớn và chăm sóc em nhỏ
- Vệ sinh sạch sẽ
- Bảo vệ môi trường…..
Trên đây là 8 bài học giúp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non. Cũng không phải quá xa vời hay khó khăn để thực hiện đúng không các mẹ.
Nguồn: https://mnviethung.longbien.edu.vn/