Đối với những trẻ mầm non từ 4 đến 5 tuổi thì việc lựa chọn trò chơi phát triển ngôn ngữ cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Các trò chơi nên có cách chơi đơn giản, dễ áp dụng cho trẻ tại nhà và cả trường học để trẻ được thoải mái vui chơi trong nhiều môi trường khác nhau.
Tuy nhiên, cũng phải tùy thuộc vào sở thích và khả năng tương tác của mỗi đứa trẻ mà các bậc phụ huynh nên ưu tiên lựa chọn những trò chơi phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý về các trò chơi phát triển ngôn ngữ dành cho trẻ mầm non như sau:
Trò chơi đồng hồ tích tắc
Trò chơi đồng hồ tích tắc là một trong những lựa chọn phù hợp cho những trẻ nhỏ mầm non đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ và muốn cải thiện tốt khả năng sử dụng lời nói để giao tiếp, tương tác hiệu quả hơn. Trò chơi này sẽ giúp trẻ nhỏ luyện tập tốt các phát âm và vận động theo nhịp điệu một cách linh hoạt.
Bên cạnh đó, hoạt động vui chơi này còn giúp cho trẻ nhỏ biết thêm về quy luật hoạt động của chiếc đồng hồ và hiểu rõ hơn về các khái niệm về thời gian. Điều này cũng hỗ trợ trẻ biết cách quý trọng thời gian và biết cách sắp xếp các hoạt động hàng ngày của mình theo một trình tự phù hợp nhất.
Bài thơ “Đồng hồ tích tắc” giúp trẻ gia tăng vốn từ hiệu quả.Cách chơi trò đồng hồ tích tắc:
- Bước 1: Hướng dẫn trẻ cách dùng 2 tay để nắm lấy 2 vành tai của trẻ.
- Bước 2: Thực hiện làm mẫu cho trẻ và tập cho trẻ quen với quy luật của trò chơi. Luật chơi là mẹ và bé cùng nói “Tích tắc”và khi nói “tích” đầu sẽ nghiêm sang phải và ngược lại, khi nói “tắc” đầu sẽ nghiêng sang trái. Khi mới bắt đầu, mẹ nên làm từng động tác để trẻ có thể quan sát và thực hiện theo, sau đó mới bắt đầu gia tăng tốc độ.
- Bước 3: Khi trẻ đã quen dần với trò chơi và nhịp điệu thì mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ nói những câu dài hơn. Ví dụ như “Đồng hồ tích tắc” và nghiêng đầu theo từng nhịp nói.
- Bước 4: Hướng dẫn trẻ cùng đọc thơ khi chơi
“Tích tắc tích tắc
Đồng hồ quả lắc
Kim ngắn chỉ giờ
Kim dài chỉ phút
Tích tắc tích tắc”
Trò chơi bắt chước âm thanh, tiếng kêu
Để giúp trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ hiệu quả và nhanh chóng thì ba mẹ, thầy cô nên cho trẻ chơi các trò chơi bắt chước âm thanh, tiếng động của những sự vật, con vật xung quanh. Bằng cách này trẻ vừa gia tăng được khả năng sử dụng ngôn ngữ vừa rèn luyện tốt kỹ năng quan sát, ghi nhớ để có thể phát triển một cách toàn diện hơn.
Bên cạnh đó, trò chơi này cũng giúp cho trẻ có thêm sự hiểu biết và nhìn nhận bao quát hơn về thế giới xung quanh, giúp trẻ biết cách phân biệt và nhận việc nhiều thứ qua các âm thanh, tiếng động hoặc những đặc điểm nổi bật. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt là những trẻ 4-5 tuổi cần được áp dụng tốt trò chơi này trong nhiều hoàn cảnh, môi trường khác nhau để kích thích sự gia tăng ngôn ngữ của trẻ.
Trẻ mầm non cần được kích thích ngôn ngữ thông qua trò chơi bắt chước âm thanh, tiếng kêu.Cách chơi trò bắt chước âm thanh:
- Ba mẹ cần hướng dẫn cho con cách gọi tên của những con vật quen thuộc và chỉ cho trẻ cách mô phỏng lại tiếng kêu của con vật đó. Ví dụ như gà trống sẽ kêu “Ò ó o o”, con mèo kêu “meo meo”, con chó kêu “gâu gâu”, con vịt kêu “cạp cạp”,…
- Bên cạnh việc giả tiếng kêu, các bậc phụ huynh hoặc thầy cô giáo cũng nên chỉ cho trẻ những đặc điểm nhận diện đặc trưng của con vật đó. Ví dụ như con chó có bốn chân, biết giữ nhà hoặc con mèo biết bắt chuột,…
- Ba mẹ cũng có thể cho trẻ quan sát qua những hình ảnh minh họa trong tranh vẽ, sách vở và dạy hco trẻ thêm nhiều âm thanh của các phương tiện giao thông hoặc những sự việc, đồ vật khác để trẻ gia tăng sự hiểu biết về ngôn ngữ.
- Khi trẻ có thể tạo ra được tiếng kêu của một con vật hoặc phương tiện nào đó thì phụ huynh cũng nên dành cho trẻ những lời khen hoặc vỗ tay để tuyên dương, khuyến khích sự cố gắng của trẻ.
Trò chơi nói chuyện điện thoại
Giả vờ nói chuyện điện thoại là một trong những trò chơi phát triển ngôn ngữ mà phần lớn những đứa trẻ đều cảm thấy yêu thích. Không chỉ là những trẻ ở độ tuổi mầm non và trước đó trẻ nhỏ cũng có thể quan sát cách ba mẹ nói chuyện điện thoại và dần học hỏi, bắt chước theo hành vi đó.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trò chơi này sẽ giúp trẻ gia tăng được sự tự tin và phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả hơn. Thông qua những cuộc hội thoại, trẻ nhỏ sẽ dần biết thêm nhiều vốn từ mới và có cách xử lý tốt với những câu hỏi hoặc những tình huống khó khăn được người chơi cùng đưa ra.
Trò chơi nghe điện thoại giúp trẻ nhỏ tự tin giao tiếp.Để cùng trẻ chơi trò chơi phát triển ngôn ngữ này, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị 2 chiếc điện thoại đồ chơi hoặc có thể tự sáng chế ra những chiếc điện thoại bằng giấy. Sau đó hãy cùng trẻ thực hiện các động tác giống như có cuộc gọi đến, bắt máy, xin chào và tạo ra những tình huống trò chuyện đơn giản phù hợp với trẻ.
Các bậc phụ huynh hoặc giáo viên nên tạo ra cho trẻ nhiều tình huống giao tiếp khác nhau để trẻ có thể học hỏi được cách tương tác, trả lời câu hỏi một cách linh hoạt và tự tin hơn. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên cho trẻ tập chơi giả vờ, không lạm dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại, iPad, tivi, máy tính sẽ làm cản trở và hạn chế đi quá trình tập nói, mở rộng ngôn ngữ cho trẻ.
Trò chơi luyện giọng
Âm nhạc chính là phương tiện hiệu quả có thể kích thích được khả năng ngôn ngữ của mỗi trẻ nhỏ. Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, những đứa trẻ được tiếp xúc với âm nhạc, nghệ thuật ngay từ khi còn bé sẽ có khả năng ngôn ngữ phát triển vượt trội hơn những trẻ đồng trang lứa.
Chính vì thế, các chuyên gia luôn khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ nghe nhạc ngay từ bé. Các giai điệu vui tươi và ca từ đơn giản có chọn lọc giúp trẻ nhỏ dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn để phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói của mình.
Bên cạnh đó, trò chơi phát triển ngôn ngữ luyện giọng cũng là một trong những hình thức giúp trẻ mầm non gia tăng khả năng giao tiếp linh hoạt của bản thân. Giáo viên và phụ huynh nên cùng trẻ tham gia các trò chơi liên quan đến âm nhạc, cùng trẻ trở thành “ca sĩ” để trình diễn những bản nhạc thật hay và hấp dẫn.
Âm nhạc giúp trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ vượt bậc.Khi mới bắt đầu chơi, các bậc phụ huynh chỉ cần hướng dẫn cho trẻ cách tạo ra các âm thanh kéo dài với những âm vực khác nhau như đang luyện thanh để chuẩn bị lên sân khấu. Cụ thể như các âm Ồ ô ố ô ồ : ề ê ế ê ề : À a á a à : Là la lá la là. Sau khi trẻ đã làm quen được với những âm thanh này, bạn cũng có thể gia tăng độ khó bằng những từ như Mà ma má ma mà : Mì mi mí mi mì : Hà ha há ha hà.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể cùng trẻ hát nối câu, nối từ với nhau. Trẻ ở độ tuổi mầm non đã có thể ghi nhớ và lẩm nhẩm hát theo những lời bài hát đơn giản và quen thuộc. Chính vì thế, đối với những trẻ có sự đam mê với ca hát, các
Trò chơi đếm bộ phận trên cơ thể
Đếm bộ phận trên cơ thể là trò chơi phát triển ngôn ngữ phù hợp cho trẻ mầm non từ 4 đến 5 tuổi. Việc nhận biết và gọi tên được các bộ phận của cơ thể được xem là một trong bước phát triển ngôn ngữ hiệu quả đối với mỗi đứa trẻ.
Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng có thể nâng cao vốn từ, khả năng quan sát, tính toán của trẻ thông qua việc cùng trẻ chơi đếm các bộ phận trên cơ thể. Bằng cách này trẻ nhỏ sẽ khám phá ra được nhiều điều thú vị trên cơ thể con người và biết rõ hơn về các công dụng của từng bộ phận.
Bằng cách đếm và phân biệt các bộ phận trên cơ thể, trẻ mầm non sẽ dần mở rộng được thêm nhiều vốn từ.Tùy thuộc vào sở thích và khả năng của mỗi trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh, giáo viên có thể linh hoạt trong việc cùng chơi với trẻ. Bạn có thể hướng dẫn cho con cách đếm số lượng của từng bộ phận trên cơ thể và cho con biết rõ về công dụng, vai trò của bộ phận đó.
Ví dụ như mẹ có thể hỏi rằng “Có mấy cánh tay?”, sau đó mẹ và bé cùng đếm số lượng của cánh tay và đưa ta đáp án chính xác nhất. Tương tự như thế, mẹ có thể liên tục đặt ra các câu hỏi về số lượng của chân, ngón tay, ngón chân, mắt, miệng, tao,….để trẻ có thể tự quan sát và đưa ra câu trả lời.
Trò chiếc túi thần kỳ
Với trò chơi thú vị này, trẻ nhỏ sẽ được kích thích ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất và kèm theo đó là trí tưởng tượng, cảm nhận bằng xúc giác để phân biệt rõ các đồ vật, vật dụng khác nhau qua những đặc điểm riêng biệt. Khi chơi, đòi hỏi trẻ phải có sự tập trung cao và khả năng cảm nhận qua xúc giác tốt mới có thể nhận biết được món đồ trong túi thần kỳ.
Bên cạnh đó, trẻ phải biết cách dùng ngôn ngữ để diễn tả cụ thể, chi tiết về món đồ đó để đối phương có thể đoán được chính xác món đồ mà trẻ đang muốn nhắc đến. Nhờ vào đó mà trẻ phải biết trau dồi và học hỏi thêm nhiều từ ngữ mới để có thể miêu tả một cách thông minh, chính xác và chân thực nhất.
Ba mẹ cần chuẩn bị một chiếc túi cùng với những đồ vật quen thuộc để cùng chơi với trẻ.
Để có thể chuẩn bị cho trò chơi này, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị một chiếc túi hoặc chiếc hộp có thể chứa được một vài món đồ quen thuộc như xe ô tô đồ chơi, muỗng, trái cây, gấu bông hoặc bất kỳ đồ vật nào quen thuộc với trẻ. Sau đó, ba mẹ hãy bịt mắt trẻ lại và cho trẻ thò tay vào túi để mò những món đồ đã được chuẩn bị.
Trẻ cần phải miêu tả và đoán được tên của đồ vật. Hoặc các thành viên của gia đình có thể tham gia chơi cùng trẻ, cho trẻ mò và diễn tả để những người khác đoán tên của món đồ trẻ đang muốn nhắc đến. Khi trẻ đã quen dần với trò chơi này, bạn cũng có thể quy định về thời gian để kích thích sự hứng thú hơn cho trẻ.
Trên đây là gợi ý về một số trò chơi phát triển ngôn ngữ phù hợp cho trẻ mầm non 4 đến 5 tuổi. Việc rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ cần được thực hiện ngay từ sớm để giúp trẻ mau chóng gia tăng khả năng sử dụng lời nói và giao tiếp hiệu quả hơn với những người xung quanh, tạo tiền đề để trẻ phát triển tốt các kỹ năng sống khác.
Nguồn: https://giaoducnhc.vn/